Hoà Bình: Huyện Đà Bắc nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình 1719
Năm 2023, huyện Đà Bắc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ Tướng Chính phủ (Chương trình 1719) đạt nhiều kết quả tích cực; từ huyện đến cơ sở bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh Hoà Bình để khẩn trương triển khai các nguồn vốn đạt hiệu quả.
Chỉ đạo nhất quán, triển khai thực hiện chặt chẽ, hiệu quả
Huyện Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai; huyện có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90% dân số. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%.
Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Hiện nay, tại huyện Đà Bắc đang thực hiện cùng lúc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình 1719. Để thực hiện hiệu quả cả 3 Chương trình, huyện Đà Bắc đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện phân công nhiệm vụ cho thành viên và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Đồng thời, thành lập các Văn phòng điều phối của từng Chương trình để tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo. UBND các xã, thị trấn cũng kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình cấp xã để tổ chức triển khai các chương trình dự án.
Thực hiện Chương trình 1719, công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong huyện được quan tâm thực hiện và phát huy hiệu quả; đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành Chương trình từ huyện đến cơ sở tạo được sự thống nhất cao.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ các, cơ quan, ban, ngành huyện và các xã, thị trấn đã có sự phối hợp, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách.
Trên cơ sở các Quyết định, Nghị định, quy định, hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Hoà Bình trong triển khai thực hiện các Chương trình 1719, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Đà Bắcđã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở các quyết định giao vốn của UBND tỉnh, UBND huyện đã phân bổ và giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Công trình đường khu sản xuất xóm Sơn Lập (huyện Đà Bắc) được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình 1719 |
Công tác truyền thông, thông tin về các Chương trình 1719 cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đồng bào DTTS nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, người có uy tín để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Chương trình.
Các kế hoạch, danh mục và vốn đầu tư của Chương trình 1719 cũng được công khai để nhân dân, cộng đồng biết và cùng chung tay thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát.
Việc Kiểm tra và giám sát, đánh giá cũng được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ từ huyện đến cơ sở, theo sự phân cấp quản lý dự án, chính sách của Chương trình…
Vì vậy, thời gian qua việc triển khai thực hiện các Chương trình 1719 trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn
Giai đoạn 2021 – 2023, vốn Chương trình 1719 huyện Đà Bắc được phân bổ 203.644 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư 110.450 triệu đồng, vốn sự nghiệp 93.194 triệu đồng.
Năm 2022, tổng mức vốn huyện được phân bổ là 61.640 triệu đồng, gồm vốn đầu tư 39.300 triệu đồng, vốn sự nghiệp 22.340 triệu đồng. Tính đến 30/11/2023, đã thực hiện giải ngân được 48.564 /61.640 triệu đồng đạt 74,09 % vốn kế hoạch giao, trong đó vốn đầu tư giải ngân đạt 89,83 %, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 66%.
Năm 2023, tổng mức vốn huyện được phân bổ là 142.004 triệu đồng, gồm vốn đầu tư 71.150 triệu đồng, vốn sự nghiệp 70.854 triệu đồng. Đến 30/11/2023 đã thực hiện giải ngân được 20.033/142.004 triệu đồng đạt 14,11% vốn kế hoạch giao, trong đó vốn đầu tư giải ngân đạt 25,65%, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 2,5%.
Công trình Nhà văn hoá xóm Thượng (xã Trung Thành, huyện Đà Bắc) được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 1719 |
Từ nguồn vốn đầu tư năm 2022, huyện đã triển khai thực hiện 39 công trình, dự án thuộc Dự án 1, Dự án 4 và Dự án 6 của Chương trình 1719. Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 20 hộ dân xã Nánh Nghê; hỗ trợ xây công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Nghê, xã Nánh Nghê. Đầu tư 28 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN; đếnnay có 25/28 công trình bàn giao đưa vào sử dụng, 03/28 công trình đang thực hiện thi công xây dựng theo tiến độ. Hỗ trợ xây dựng cải tạo 10 nhà văn hóa xóm.
Từ nguồn vốn đầu tư năm 2023, huyện đã triển khai thực hiện 36 công trình, dự án thuộc Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Dự án 5 và Dự án 6 của Chương trình 1719. Đến nay, huyện đang hỗ trợ xây công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Thượng, xóm Hạ, xã Đồng Ruộng; đang thực hiện dự án ổn định dân cư tập chung tại xóm Duốc, xã Nánh Nghê; đang thực hiện 23 công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn; nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất chi chính trường Phổ thông DTBT TH&THCS Vầy Nưa; đã hỗ trợ xây dựng cải tạo 10 nhà văn hóa xóm.
Từ nguồn vốn sự nghiệp năm 2022, huyện đang triển khai từ Dự án 1 đến Dự án 10 và các Tiểu Dự án thành phần của Chương trình 1719. Trong đó: Đang thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 170 hộ trên địa bàn 14 xã; có 07 xã đã nhận máy móc, nông cụ; 07 xã còn lại đang chuẩn bị ký hợp đồng với đơn vị cung ứng. Đã mua cấp phát 705 téc chứa nước sinh hoạt cho 705 hộ và vật dụng dẫn nước cho 09 hộ trên địa bàn 16 xã; đang hoàn thiện thủ tục để nghiệm thu để hỗ trợ 06 hộ tự xây bể chứa nước. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tự nhiên do UBND xã trực tiếp quản lý với diện tích 12.193,46 ha và hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình với diện tích 6.114,34 ha. Đang triển khai 7 mô hình chăn nuôi, trồng chọt trên địa bàn các xã. Đã mở và bế giảng 17/17 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp và cấp chứng chỉ cho 589 học viên; sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học cho cơ sở GDNN. Tổ chức 02 đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm về triển khai thực hiện Chương trình tại các tỉnh. Hỗ trợ trang thiết bị cho 10 nhà văn hóa thuộc 10 xóm vùng ĐBDTTS&MN. Đã tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho 34 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của 17 xã, thị trấn…
Công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 1719 |
Từ nguồn vốn sự nghiệp năm 2023, huyện đang triển khai từ Dự án 1 đến Dự án 10 và các Tiểu Dự án thành phần của Chương trình 1719, riêng Dự án 2 chưa triển khai. Về nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, hiện Cơ quan thường trực đang phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát bổ sung đối tượng thụ hưởng. Hiện nay, 04/17 xã, thị trấn đã giải ngân hỗ trợ chuyển đổi nghề, dự kiến đến 31/12 sẽ hoàn thành; 8 xã đang thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. UBND các xã đang triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng; dự kiến tiến độ giải ngân đến 31/12/2023 đạt 100%KH. Các xã đang thực hiện duy tu, bảo dưỡng 144 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trên địa bàn các xã, xóm đặc biệt khó khăn. Đã mở 29 lớp dạy nghề với 815 học viên tại 12 xã; thực hiện 18 cuộc tuyên truyền hướng nghiệp cho 1.620 lao động nông thôn. Các xã đang hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa cho 10 nhà văn hóa thuộc các xóm vùng đồng bào DTTS&MN, đã hoàn thành 5/10 xã, dự kiến đên 31/12/2023 đạt 100%. Đã tổ chức 02 hội nghị, gặp mặt tặng quà và tổ chức 02 đoàn đại biểu đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh về phát huy vai trò người có uy tín…
Có thể thấy, hiệu quả từ các nguồn vốn từ Chương trình 1719 đã làm thay đổi bộ mặt hạ tầng cơ sở vùng đồng bào DTTS huyện Đà Bắc, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng và phục vụ tốt nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của bà con nhân dân; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm số xã đặc biệt khó khăn… góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương./.