Những trường hợp nào nên nhập viện khi mắc sốt xuất huyết?

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 40.000 ca sốt xuất huyết, trong đó, phía Bắc có hơn 1.000 ca, cao hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người bệnh lưu ý 8 đối tượng nên nhập viện ngay khi mắc sốt xuất huyết.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như: Zika, Chikungunya, viêm não Nhật Bản. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng thúc đẩy muỗi sinh sản và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền.

Việt Nam là nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm và nằm trong khu vực lưu hành cao các bệnh do muỗi truyền. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino có khả năng cao xảy ra vào nửa cuối năm 2023.

Người dân thường xuyên kiểm tra các vật dụng chứa nước trong gia đình và thay nước bình hoa, chậu hoa để phòng, chống sốt xuất huyết.

Người dân thường xuyên kiểm tra các vật dụng chứa nước trong gia đình và thay nước bình hoa, chậu hoa để phòng, chống sốt xuất huyết.

Ngoài ra, hiện nay thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.

Tại nhiều địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… dịch cũng có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.114 ca mắc sốt xuất huyết, số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng gia tăng, xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt tại khu vực ổ dịch cũ, xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Thời gian tới, CDC Hà Nội tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các bệnh viện được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý dịch kịp thời các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám cho bệnh nhân.

Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế lưu ý các cơ sở y tế xem xét chỉ định nhập viện trong 8 trường hợp sau: Sống một mình; Nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng; Gia đình không có khả năng theo dõi sát; Trẻ nhũ nhi; Dư cân, béo phì; Phụ nữ có thai; Người lớn tuổi (≥60 tuổi); Bệnh mạn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen, COPD kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu tan máu...).

Theo các chuyên gia y tế, nếu số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

Theo chuyên gia y tế, nếu số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

Theo chuyên gia y tế, nếu số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần làm xét nghiệm máu khá đơn giản và cho kết quả nhanh trong vòng một vài giờ.

Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình 150-450G/L. Khi sốt xuất huyết, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm và hematocrit tăng (máu cô đặc). Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50G/L.

Người bệnh cần đi khám ngay nếu tiểu cầu giảm nhanh, có biểu hiện xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da…), có hiện tượng cô đặc máu (chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan...). Việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. 

6 tháng đầu năm 2023, khoa tiếp nhận 98 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó, riêng tháng 6/2023 có hơn 10 ca. Tuy nhiên, chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 7/2023 đã ghi nhận tới 7 ca bệnh phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết hiện nay của Hà Nội, nắng nóng và mưa nhiều sẽ tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển và nguy cơ bùng phát dịch nếu không dự phòng tốt.

Lượt xem: 4
Nguồn:kinhtedothi.vn Sao chép liên kết