Lợi ích và những điều cần lưu ý khi ăn khoai tây
Khoai tây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch,...
Giảm viêm
Với tính chất kiềm và kháng viêm, củ khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm nồng độ a xít trong dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác giúp làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp. Hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn, nhưng hãy nhớ rằng ăn bất cứ thứ gì quá mức đều có hại cho cơ thể. Điều độ là chìa khóa của sức khỏe.
Giúp thúc đẩy tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây sẽ giúp hệ tiêu hóa “mượt mà” hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và giúp thúc đẩy nhu động ruột. Khoai tây cũng có thể hỗ trợ bạn phục hồi nhanh chóng từ bệnh tiêu chảy, theo trang tin NDTV. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.
Thúc đẩy giấc ngủ
Tryptophan, vốn được tìm thấy trong tự nhiên, khoai tây là một thuốc an thần tự nhiên giúp đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali có ở trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo thêm cho giấc ngủ của bạn và cho bạn cảm giác thư giãn nhiều hơn.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Theo một số nghiên cứu, nước ép khoai tây giúp giảm bớt các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt. Hàm lượng carbohydrate cao trong khoai tây giúp nâng cao mức độ tryptophan, thúc đẩy việc sản xuất serotonin trong cơ thể (serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc hay hormone vui vẻ). Sự gia tăng hiện diện của serotonin giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, theo trang tin NDTV.
Tốt cho xương
Giàu canxi và phốt pho, khoai tây còn giúp cho xương chắc khỏe. Chưa hết, sự hiện diện của sắt, canxi, magiê, phốt pho và kẽm ở trong khoai tây cũng góp phần vào việc hỗ trợ cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Kẽm và sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp. Khoai tây có tất cả các thành phần này.
Lợi cho da
Khả năng của khoai tây trong việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất collagen cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Một miếng đắp mặt đơn giản bằng khoai tây giúp trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như đốm đen và trầy xước, theo trang tin NDTV.
Cải thiện sức khỏe não
Acid alpha lipoic, là một trong những loại enzyme có trong củ khoai tây có thể giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết acid này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Một số vitamin và khoáng chất có ở trong khoai tây tác động tích cực đến các chức năng của não (bao gồm kẽm, phốt pho và phức hợp B). Vitamin B6 đặc biệt quan trọng vì nó giúp hỗ trợ duy trì sức khỏe thần kinh, theo trang tin NDT
Ngăn ngừa ung thư
Một số loại khoai tây, đặc biệt là khoai tây đỏ, chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa flavonoid và vitamin A. Chúng có thể bảo vệ bạn chống lại nhiều loại ung thư.
Một nghiên cứu cho thấy khoai tây có chứa hợp chất quercetin, đã được chứng minh là giúp chống ung thư và chống viêm.
Giúp hạ huyết áp
Khoai tây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị cao huyết áp. Sự kết hợp giữa các thành phần gồm kali, kukoamine và chất xơ hòa tan giúp hạ huyết áp. Chúng kích thích mạch máu giãn nở và ổn định nồng độ glucose trong máu. Điều này đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra thông suốt.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận, bệnh gút
Khoai tây chứa rất ít purin nhưng lại giàu vitamin C. Vitamin C có khả năng làm giảm axit uric trong máu, qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Người có nguy cơ bị sỏi thận cao cũng nên tăng cường bổ sung khoai tây đều đặn trong các bữa ăn. Cách này giúp bổ sung sắt và canxi, chống lại sự hình thành sỏi trong thận.
Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
Những người bị bệnh đái tháo đường ăn khoai tây sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dưỡng chất trong khoai tây giúp ổn định nồng độ glucose trong máu, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng.
Song người bị bệnh tiểu đường nên ăn khoai tây một cách khoa học và hạn chế tối đa khoai tây chiên.
Những điều cần lưu ý khi ăn khoai tây
Không ăn vỏ khoai tây
Khi ăn khoai tây chúng ta nên gọt bỏ vỏ, gọt những chỗ có mắt mầm để tránh ngộ độc. Vỏ khoai tây có chứa một chất gọi là solanine, tuy rất nhỏ nhưng nếu tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể cũng có thể gây ngộ độc.
Không ăn khoai tây chuyển sang màu xanh
Khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao. Nồng độ solanine này sẽ vượt quá ngưỡng an toàn cho người ăn và lúc này khoai tây có vị nhạt, đắng, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong.
Mầm khoai tây không ăn được
Thành phần độc hại của mầm khoai tây là solanine. Hàm lượng solanine trong chồi khoai tây cao hơn, mỗi gram chồi non chứa 420-730 mg solanine, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra một loạt phản ứng đường tiêu hóa như buồn nôn, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị ngộ độc.
Không ngâm khoai tây quá lâu
Chúng ta thường có thói quen ngâm khoai tây đã cắt vào nước để khoai không bị oxy hóa và thâm. Tuy nhiên không nên ngâm quá lâu nếu không sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng như vitamin tan trong nước.
Không nấu nướng khoai tây chung với cà chua
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi xào nấu khoai tây, bạn không nên dùng chung với cà chua (nhất là cà chua xanh). Nguyên nhân là do chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu. Điều này sẽ cực có hại cho dạ dày.
Không ăn khoai tây với chuối
Khi đang ăn khoai tây hoặc sau khi đã ăn khoai tây, bạn cũng không nên tráng miệng bằng chuối. Bởi vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.