Nên tiêu thụ bao nhiêu lượng đường thốt nốt mỗi ngày?

Bác sĩ dinh dưỡng Narang chia sẻ về mẹo tiêu thụ lượng đường thốt nốt một cách phù hợp với nhu cầu để tốt cho sức khỏe.

Nên tiêu thụ bao nhiêu lượng đường thốt nốt mỗi ngày?

Đường thốt nốt là một chất tạo ngọt truyền thống có nguồn gốc từ mía hoặc nhựa cây cọ. Đồ họa: Phương Anh

Bà Narang, bác sĩ dinh dưỡng tại Bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi (Ấn Độ) - cho biết, đường thốt nốt là một chất tạo ngọt truyền thống có nguồn gốc từ mía hoặc nhựa cây cọ, là một thành phần được yêu thích ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở Nam Á.

Do thành phần chính của đường thốt nốt là đường, nên nhiều người cảm thấy lo ngại về việc tiêu thụ nó, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường và những người cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể.

Đường thốt nốt khác với đường như thế nào?

Theo bà Narang, trong khi đường tinh luyện là sucrose nguyên chất, thì đường thốt nốt lại chứa các khoáng chất vi lượng như sắt, magiê, kali và canxi, nhờ quá trình chế biến chuyên biệt.

Nó cũng giàu chất chống oxy hóa và có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường tinh luyện.

Một thìa canh (khoảng 20 gram) đường thốt nốt sẽ cung cấp khoảng 65 - 70 kcal, 15 - 16 gram đường và 11% lượng khuyến nghị hằng ngày đối với sắt; 4% lượng khuyến nghị hằng ngày đối với magiê.

Cần kiểm soát khẩu phần hấp thụ

WHO khuyến cáo rằng, lượng đường bổ sung không nên quá 5% lượng calo tiêu thụ hằng ngày của bạn.

Đối với chế độ ăn 2.000 calo/ngày, lượng đường hấp thụ tương đương với 25 - 50 gram đường mỗi ngày, bao gồm cả đường thốt nốt và các chất tạo ngọt khác.

Bà Narang thông tin thêm, những người không bị tiểu đường có thể đưa 10 - 15 gram (khoảng 1 thìa canh) vào chế độ ăn hằng ngày của họ.

Với người bệnh tiểu đường, họ chỉ nên dùng 5 - 10 gram mỗi ngày khi kết hợp với protein hoặc chất xơ.

Tiêu thụ đường thốt nốt vào buổi sáng hoặc như một phần của bữa ăn nhẹ sau bữa trưa sẽ phù hợp với hoạt động trao đổi chất cao hơn. Bạn cũng cần theo dõi tổng lượng đường hấp thụ trong ngày bằng cách kiểm soát lượng đường thốt nốt khi được sử dụng trong trà, món tráng miệng và các món ăn mặn.

Tin liên quan
Nội dung đang được cập nhật.